INVET trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững


Tình hình dịch bệnh liên tiếp trong những năm gần đây đã nhắc nhở các quốc gia trên toàn thế giới về tầm quan trọng của sự phối hợp đa ngành trong nỗ lực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng của INVET tại Lễ kỉ niệm 30 năm khuyến nông Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng của INVET tại Lễ kỉ niệm 30 năm khuyến nông Việt Nam.

Bốn tổ chức quốc tế lớn, uy tín và có kinh nghiệm lâu năm, bao gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) đã đưa ra “Kế hoạch hành động chung về Một sức khỏe (‎2022 – 2026)”.

Mục tiêu ‎cùng nhau hợp tác vì sức khỏe của con người, động vật và môi trường, trong đó có việc đối phó với tình trạng kháng thuốc trên động vật và người là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là giải pháp cần thiết, hữu hiệu để chữa trị một số loại bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, việc nhầm lẫn hay lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ trên vật nuôi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Lãnh đạo Tập đoàn INVET thăm phòng Lab Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.

Lãnh đạo Tập đoàn INVET thăm phòng Lab Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.

Việc sử dụng sai hoặc lạm dụng thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến kháng thuốc. Tìm được một kháng sinh đã khó, việc giữ và bảo vệ nó, mang lại lợi ích trong điều trị dịch bệnh cho vật nuôi còn khó hơn. Nếu hôm nay chúng ta không hành động thì ngày mai người bệnh sẽ rất khó khăn để có thuốc chữa bệnh.

Hậu quả nguy hại

Vì rõ ràng hậu quả của việc kháng kháng sinh để lại là rất nghiêm trọng.

Thứ nhất, gây kháng thuốc của vi khuẩn ảnh hưởng tới kết quả điều trị sau này. Vi khuẩn kháng thuốc không chỉ xảy ra ở người mà còn có thể từ động vật sang người. Vì thế, ngăn chặn kháng kháng sinh là một vấn đề cần sự tham gia đa ngành, không chỉ của ngành thú y, chăn nuôi mà còn cần sự tham gia của nhân y và môi trường.

Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn INVET với Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.

Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn INVET với Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.

Thứ hai, kháng kháng sinh có thể gây ra các bệnh đường ruột. Khi sử dụng trong ăn uống hoặc điều trị cho vật nuôi, nếu còn dư lượng nhỏ kháng sinh cũng có thể bị kháng vi khuẩn E.Coli. Một khi E. coli kháng thuốc, nó có thể truyền plasmid kháng thuốc sang các vi khuẩn gây bệnh khác sống trong đường ruột và gây ra nhiều bệnh khác cho vật nuôi.

Thứ ba, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sự tồn dư kháng sinh trong thịt của vật nuôi với nhiều mức độ khác nhau có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nó có thể gây ra dị ứng đối với những người nhạy cảm kháng sinh ngay sau khi ăn phải thịt có tồn dư kháng sinh.

INVET cùng PGS.TS Phạm Ngọc Thạch tư vấn và đưa sản phẩm đến tay người chăn nuôi.

INVET cùng PGS.TS Phạm Ngọc Thạch tư vấn và đưa sản phẩm đến tay người chăn nuôi.

Với khẩu hiệu “Vì tầm vóc người Việt, vì sức khỏe người Việt”, INVET không ngừng nỗ lực phấn đấu để mang lại những giá trị tốt đẹp và cống hiến cho sự thịnh vượng của nền nông nghiệp nước nhà.

Bên cạnh đó, còn một ảnh hưởng khác lớn hơn, nguy hiểm hơn đó là tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể do lợi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt. Đặc biệt, một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

Chung tay hành động

Để triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 3609/QĐ-BNN-TY về Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu là giảm thiểu nguy cơ về kháng kháng sinh cho cộng đồng thông qua việc quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.

Hưởng ứng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/9/2023 về “Chiến lược Quốc gia phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045”, Tập đoàn INVET đã triển khai mạnh mẽ các chiến dịch “Thảo dược thay thế kháng sinh” và “Vắc xin phòng bệnh” nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi một cách an toàn và hiệu quả nhất. Các chế phẩm thảo dược của INVET sản xuất từ cây hương thảo, cây tỏi, cây xạ hương, cây quế, xuyên tâm liên, chế phẩm từ tỏi, nghệ, gừng…có độ an toàn cao, phù hợp với vật nuôi, giúp con vật khỏe mạnh, sức chống chịu tốt, không để lại tồn dư kháng sinh trong thịt, trứng, sữa.

INVET tập huấn chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của tập đoàn.

INVET tập huấn chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của tập đoàn.

Hoạt chất trong các thảo dược này hoạt động như các chất kháng khuẩn và các chất chống oxy hóa. Nó có thể thay thế nhiều loại kháng sinh như Tylosin, Chlortetracycline, Sulfamethazine, Penicillin… bổ sung vào thức ăn cho động vật.

Ngoài ra, chế phẩm không những ức chế những vi khuẩn có ích trong đường ruột mà ngược lại còn có tác dụng kích thích tính thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hóa, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn, giúp tăng khả năng tăng trọng, khả năng phòng và điều trị bệnh tiêu chảy, bệnh hô hấp.

Mục tiêu của tập đoàn trong năm 2024, là INVET tập trung cung cấp giải pháp đồng bộ trong chăn nuôi bao gồm: Giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi; Cung cấp giải pháp khống chế dịch bệnh; Quy trình kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Đồng thời ứng dụng cây dược liệu quý hiếm tại Việt Nam trong phối trộn với thức ăn chăn nuôi nhằm kiểm soát các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe đàn vật nuôi.