Trung Quốc tăng cường biện pháp bảo vệ biển


Chính quyền các cấp được triển khai các biện pháp hiệu quả để khuyến khích và hỗ trợ công chúng tham gia kiểm soát chất thải biển.

Các nhà lập pháp Trung Quốc đang thảo luận về dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường Biển với một điều khoản mới cấm xả nước thải phóng xạ, như một phần trong nỗ lực tăng cường quản lý các chất ô nhiễm xâm nhập vào đại dương.

Dự thảo đã được đệ trình lên phiên họp đang diễn ra của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc.

Theo dự thảo sửa đổi, chất thải lỏng phóng xạ gây ô nhiễm môi trường biển hoặc hủy hoại hệ sinh thái biển sẽ bị cấm thải ra biển. Trong một động thái nhằm tăng cường quản lý các cửa xả nước thải ở các khu vực ven biển, dự thảo quy định rằng, những đầu mối điều hành các cửa xả này phải tăng cường giám sát môi trường và hoàn thiện các thiết bị giám sát tự động.

Quản lý chất thải biển là một mối quan tâm lớn khác trong dự thảo sửa đổi.

Chính quyền cấp huyện trở lên ở các vùng ven biển nên thành lập các cơ quan giám sát và làm sạch chất thải biển. Các hệ thống liên quan đến giám sát, ngăn chặn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải biển nên được thiết lập và thực hiện.

Trung Quốc siết chặt các biện pháp nhằm bảo vệ đại dương.

Trung Quốc siết chặt các biện pháp nhằm bảo vệ đại dương.

Dự thảo cho biết chính quyền nên thực hiện các biện pháp hiệu quả để khuyến khích và hỗ trợ công chúng tham gia kiểm soát chất thải biển.

Bản sửa đổi cũng giới thiệu một cơ chế đánh giá hiệu suất theo định hướng mục tiêu cho chính quyền địa phương. Đối với những vùng biển chưa đạt mục tiêu bảo vệ môi trường sẽ hạn chế đưa dự án mới vào hoạt động.

Cơ quan quản lý môi trường từ cấp tỉnh trở lên sẽ tạm dừng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án quy hoạch tại các khu vực này nếu xả thải gây ô nhiễm liên quan đến mục tiêu chưa đạt được.

Xin Chunying, một quan chức của Ủy ban Hiến pháp và Pháp luật của NPC, cho biết các quan chức hàng đầu của cả chính quyền địa phương và các bộ phận liên quan sẽ bị nhắc nhở nếu các mục tiêu bảo vệ môi trường đối với các vùng biển thuộc thẩm quyền của họ không được hoàn thành.

“Họ sẽ được yêu cầu đưa ra các biện pháp hiệu quả để khắc phục (các mục tiêu bảo vệ chưa được đáp ứng)”, đồng thời cho biết thêm, thông tin về lời nhắc nhở và cải chính sẽ được công khai. Xin Chunying cho biết.

Bản dự thảo nêu rõ rằng các cấp chính quyền khác nhau ở các vùng ven biển nên phân bổ kinh phí để thanh toán bồi thường cho các vùng biển được bảo tồn.

Ngoài ra, chính quyền cấp tỉnh nên tăng cường giám sát các khu vực biển được bao quanh bởi các đường báo động đỏ để bảo tồn sinh thái, mặt khác nên thường xuyên đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đã được thực hiện.